NGÂN HÀNG TRÒ CHƠI CỦA ANH CHỊ PHỤ TRÁCH SINH HOẠT ĐỘI

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

NGÂN HÀNG TRÒ CHƠI CỦA ANH CHỊ PHỤ TRÁCH SINH HOẠT ĐỘI

1.Mũi tên – Con thỏ – Bức tường : Trò chơi quy định như sau: Mũi tên thắng con thỏ. Con thỏ thắng bức tường. Bức tường thắng mũi tên.

Qui định thể hiện mũi tên bằng động tác tay giương cung tên.

Con thỏ thể hiện bằng cho hai tay lên đầu làm tai thỏ.

Bức tường thể hiện bằng giơ thẳng 2 tay lên đầu.

Chia lớp thành 2 đội. Thông báo về qui định và cách thể hiện. Đề nghị các đội quây tròn lại để bàn bạc và quyết định nhóm sẽ làm gì (mũi tên/con thỏ/bức tường). Phải đảm bảo toàn đội thống nhất cách thể hiện, nếu có người làm những động tác khác, đội sẽ thua. Khi 2 nhóm đã sẵn sàng, đề nghị cả hai đội đứng thành hàng và quay lưng lại nhau. Người trưởng trò đếm từ đến 3. Khi đếm đến 3 cả hai đội phải đồng loạt quay đối mặt vào nhau và thể hiện động tác.

2.Ngồi chung ghế: Trưởng trò ra các hiệu lệnh về số người phải chung ghế, VD, 3 người 1 ghế, 5 người 2 ghế….những ai làm sai hiệu lệnh hoặc không hoàn thành là người thua cuộc.

3.Gọi tên nhanh: chia lớp thành 2 đội. Sử dụng một mảnh vải to để 2 người giữ hai đầu làm biên giới cho 2 đội. Đảm bảo mảnh vải đủ dầy và to để hai đội không nhìn thấy nhau trong quá trình chơi. Mỗi đội cử 1 người ngồi chính giữa sát mảnh vải. Người trưởng trò hô 1,2,3 rồi hạ mảnh vải xuống. Bên nào gọi trước và gọi đúng tên người được cử lên, bên đó chiến thắng.

4.Đốt pháo. Mọi người đứng thành vòng tròn. Người trưởng trò đứng giữa. Người trưởng trò chỉ và gọi tên người nào, người đó trở thành quả pháo và phải kêu ‘Đùng’. Hai người bên cạnh người đó phải kêu ‘Đoàng’. Nếu ai làm sai qui định sẽ bị thua và bị đánh dấu vào tay (sử dụng băng dán giấy của lớp dán vào tay).

5.7 up. Mọi người đứng thành vòng tròn và đếm lần lượt từ 1 đến 7. Qui định khi đếm từ 1 đến 6 người đếm phải hô to con số và để tay lên vai (trái hoặc phải). Nếu tay để lên vai trái nghĩa là người kế tiếp bên trái tiếp tục hô. Nếu tay để lên vai phải nghĩa là người kế tiếp bên phải tiếp tục hô. Riêng đến số thứ 7, người đến lượt sẽ không đọc số 7 mà chỉ im lặng để tay lên đầu. Bàn tay chỉ hướng nào thì người kế tiếp tiếp tục hô. Nếu ai vi phạm những quy định trên là người thua cuộc.

6.Hát và múa phụ họa. Một vài người hát, một vài người múa phụ họa cho bài hát.

7.Ném bóng: tung bóng về phía ai và người đó phải nói 1 nội dung liên quan đến chủ đề được lựa chọn. VD: tên các thành phố ở VN, tên các thủ đô trên thế giới, các loài vật, loài hoa…

8.Chim về chuồng. Đề nghị cả lớp đứng thành vòng tròn. Chia 3 người về một nhóm. Trong nhóm 3 người, 2 người nắm lấy tay nhau tạo thành chuồng chim. Người ở giữa chui trong chuồng làm chim. Người trưởng trò ra các hiệu lệnh và yêu cầu các nhóm thực hiện theo. VD: mở cửa chuồng. Chim thò đầu ra khỏi chuồng. Chim cho một chân ra khỏi chuồng… Khi người trưởng trò hô ‘Đổi chuồng’, các chim phải bay đi tìm chuồng mới. Trong lúc này người trưởng trò sẽ vào một chuồng. Chim nào không có chuồng sẽ phải làm người điều hành trò chơi.

9.Ghép câu :Chuẩn bị số thẻ giấy bằng số HV tham gia chơi. Chia 2 nhóm có số lượng bằng nhau. Yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm 1 viết một mệnh đề lên thẻ giấy, bắt đầu bằng ‘Nếu…’ (VD ‘nếu có gió mùa đông bắc’). Mỗi thành viên nhóm 2 viết một mệnh đề bắt đầu bằng ‘thì …’ (VD ‘thì anh sẽ yêu em’ . Sau đó người trưởng trò thu lại các thẻ giấy theo từng nhóm. Cử 2 người lên ghép các mệnh đề thành câu. Mỗi người đọc ngẫu nhiên một thẻ giấy bắt đầu bằng “Nếu…”, người sau đọc ngẫu nhiên một thẻ giấy bắt đầu bằng ‘thì…’. Việc ghép này có thể tạo ra những ý nghĩa buồn cười hoặc không lôgíc tạo không khí vui nhộn cho lớp.

10.Gọi tên nhanh : Chia lớp làm 2 nhóm. Có hai người cầm 2 đầu mảnh vải ngăn 2 đội. Đảm bảo mảnh vải phải đủ to và dầy để thành viên của hai đội không nhìn thấy nhau. Mỗi đội cử 1 người lên ngồi sát mảnh vải. Hai người này có nhiệm vụ gọi đúng tên nhau khi mảnh vải được hạ xuống. Khi hai người đã ngồi đúng vị trí, người điều hành hô 1,2,3 và bất ngờ hạ mảnh vải xuống. Ai gọi đúng tên người ngồi đối diện và nhanh nhất sẽ chiến thắng.

11.Trò chơi Ly dị. Lập thành những nhóm 2 người. Trưởng trò yêu cầu các nhóm thể hiện là những cặp uyên ương trong thời kỳ mặn nồng: VD: vai kề vai, má kề má, mông kề mông, chân kề chân….Khi trưởng trò yêu cầu ‘Ly dị’, đề nghị các cá nhân tìm một người bạn mới. Người trưởng trò hoặc người lẻ đôi cũng tìm người bạn mới. Người nào không tìm được người bạn mới là người thua cuộc.

12.Trò chơi “Ta là Vua”: Học viên đứng thành vòng tròn. Người trưởng trò chỉ vào ai, người đó là Vua. Người là Vua giơ hai tay lên đầu và kêu to: ‘Ta là vua’. Hai người hai bên phải chắp tay quay về phía nhà vua và kêu to “tâu bệ hạ”. Phải đảm bảo 2 người bên cạnh phải thấp hơn nhà vua. Vì vậy nếu nhà vua ngồi thấp thì người hai bên phải ngồi thấp hơn nhà vua. Ai làm không chính xác sẽ thua.

13.Thi đếm một hơi. Trong khi đếm không được lấy hơi. Ai đếm được nhiều số nhất người đó chiến thắng.

14.Tôi thương tôi thương: Mỗi người ngồi trên 1 ghế. Riêng người điều hành không có ghế ngồi. Người điều hành trò chơi nói: tôi thương tôi thương.Lớp hỏi: thương ai thương ai.Người điều hành: Nói 1 đặc điểm của một nhóm người (VD: những người đeo đồng hồ). Những người có đặc điểm chung đó phải đứng lên đổi chỗ cho nhau. Người điều hành sẽ ngồi vào một ghế. Người nào không tìm được ghế ngồi sẽ thua cuộc. Lặp đi lặp lại với những đặc điểm khác nhau đảm bảo mọi người trong lớp đều có cơ hội đổi chỗ.

15.Nữ hoàng khó tính: Chia lớp thành 2 đội. THV đóng vai một nữ hoàng khó tính. Vì khó tính nên nữ hoàng đòi hỏi mỗi đội phải mang đến cho nữ hoàng một số ‘báu vật’ khó tìm. Mỗi lần yêu cầu một đồ vật. Đội nào mang được nhiều ‘báu vật’ đúng yêu cầu và nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng. Ghi chú: đảm bảo các đội phải đứng cách nữ hoàng khoảng cách như nhau. Nữ hoàng có thể yêu cầu một số đồ vật như: một chiếc bút màu đỏ/một chiếc khăn, một cái tất/ một cái thắt lưng….

16.Truyền thư qua vai: dùng một tờ giấy bìa gập nhỏ để còn khoảng 25 cm x 5 cm. Yêu cầu mọi người đứng thành vòng tròn vai sát vai. Đề nghị mọi người truyền miếng bìa (lá thư) bằng vai theo một chiều nhất định. Người nào làm rớt lá thư sẽ bị phạt.

17.Bước chân Trường Sơn:Yêu cầu người chơi vỗ tay theo nhịp chân của người trưởng trò khi chân người trưởng trò chạm đất. Nếu người trưởng trò không chạm chân xuống đất mà người chơi vỗ tay là phạm luật. Người bị phạm luật sẽ bị ra khỏi cuộc chơi.

18.Be, Síu, Túm: Yêu cầu người chơi đứng thành vòng tròn đếm lần lượt. Khi đếm đến 3 – phải đọc là ‘Be’, đến 6 – đọc là ‘Síu’, đến 8 – đọc là ‘Túm’. Tương tự, khi đến 13 – đọc là ‘Mười Be’, 16 – đọc là ‘Mười Síu’,…

19.Làm theo tôi nói “Cầm tay nhau đi, xem ai có giận hờn gì. Cầm tay nhau đi, xem ai có giận hờn chi. Mình là anh em, có chi đâu mà giận hờn Cầm tay nhau đi, hãy cầm tay nhau đi” Đề nghị lớp đứng thành vòng tròn vừa chơi vừa hát bài hát trên. Người trưởng trò yêu cầu các hành động khác thay thế hành động ‘cầm tay” bằng cách vừa hát và vừa thay cụm từ ‘cầm tay nhau đi’ bằng những hành động khác VD: “Kề vai nhau đi” hoặc “kề lưng nhau đi” hoặc “ Sờ tai nhau đi” vv…Người chơi vừa hát và vừa hành động như yêu cầu.

20.Cua cắp: Người chơi đứng thành vòng tròn. Tay trái xoè ra. Tay phải để ngóntrỏ vào bàn tay xoè ra của người bên cạnh (giống trò chơi ù à ù ập). Người quản trò nói ‘đi chợ, đi chợ’. Người chơi hỏi ‘mua gì? mua gì?. Người quản trò có thể nói bất kỳ đồ mua sắm gì. Chú ý: sau mỗi từ, người quản trò lại nói lại “ đi chợ, đi chợ”. Khi người quản trò nói đến từ “ mua cua” người chơi phải : tay trái túm lấy ngón tay trỏ của người bên cạnh. Tay phải rút nhanh ra khỏi bàn tay người khác. Ai bị túm tay là người thua cuộc.

21.‘Bảy’ chớ đọc : Học viên đứng thành vòng tròn lần lượt đếm số. Luật chơi như sau: người chơi đọc to số, riêng đến số có từ “bảy” hoặc những số chia hết cho bảy người chơi không được đọc số, thay vào đó là vỗ tay. Ai làm nhầm sẽ thua cuộc.

22: Ghép câu: Phát cho mỗi người chơi 1 mảnh giấy (khoảng bằng 1/3 khổ giấy A4). Từng người chơi ghi tên mình lên tờ giấy. Người trưởng trò nêu các câu hỏi, đề nghị người chơi ghi câu trả lời lên giấy.

Lưu ý:

  • người chơi không chép câu hỏi mà chỉ ghi câu trả lời.
  • Sau mỗi câu trả lời, đề nghị người chơi bỏ cách 1 dòng
  • đến phần 2, người trưởng trò đề nghị người chơi ghi câu hỏi vào chỗ bỏ cách dòng. Câu hỏi 1: Bạn tắm bao nhiêu lần trong vòng 1 năm

Câu hỏi 2: Hãy mô tả con vật bạn yêu quí

Câu hỏi 3: hãy mô tả con vật bạn ghét Sau khi người chơi đã trả lời hết câu hỏi trên, người trưởng trò đề nghị tráo các thẻ giấy để người chơi sẽ cầm thẻ giấy của người khác. Người trưởng trò tiếp tục hướng dẫn mọi người chơi vòng 2 bằng cách ghi vào những chỗ dòng trống 3 câu hỏi sau:

Câu 1: Bạn đã yêu bao nhiêu lần

Câu 2: Hãy mô tả người yêu cũ của bạn

Câu 3: Hãy mô tả vợ bạn Sau đó , đề nghị người chơi lần lượt đọc thẻ giấy mình cầm (nhớ nói tên thẻ giấy đó thuộc về ai)

  1. Trò chơi xây dựng tinh thần hợp tác/tinh thần đồng đội trong lớp: (những trò chơi này, THV có thể linh hoạt sử dụng phục vụ vào nội dung bài học nếu phù hợp)

1.Phát huy nội lực: Chia 2 nhóm có số lượng người bằng nhau. Chọn một địa điểm có mặt sàn rộng, không vướng đồ đạc. Yêu cầu trong 5 phút, hai đội phải sử dụng những nguồn lực của chính mình tạo thành một sợi dây dài xếp xuống sàn. Đội nào xếp thành sợi dây dài nhất, đội đó chiến thắng. (ghi chú các đội không được lấy đồ chung của lớp học như thước kẻ, giấy…Học viên có thể sử dụng đồ cá nhân như khăn quàng, thắt lưng, túi xách…)

2.Dắt bạn ( theo từng đôi): Chuẩn bị khăn hoặc mảnh vải đủ dài và dầy để bịt mắt. Nên tổ chức trò chơi này ngoài trời nhưng tránh những chỗ nguy hiểm hoặc có nhiều đồ vật cản trở. Chia học viên thành từng đôi. Những người cần tìm hiểu thêm về nhau hoặc những người cần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ, hợp tác với nhau nên về cùng một đôi. Trong nhóm hai người, một người sẽ bị bịt mắt, vì vậy, người kia sẽ phải dắt tay bạn đi đến đích người trưởng trò yêu cầu. Khi nhóm về đến đích lần đầu, trưởng trò yêu cầu đổi vai. Người dắt bạn lại bị bịt mắt để người kia dẫn. Kết thúc trò chơi, người trưởng trò nên hỏi một số câu hỏi để học viên phân tích về quá trình xây dựng sự tin tưởng, mối quan hệ, tình cảm…với nhau thông qua trò chơi. VD: Cảm giác của bạn lúc bị bịt mắt như thế nào? Người bạn mở mắt đã làm gì để giúp bạn về đích? Bạn cảm nhận gì về sự giúp đỡ của người bạn đó?

3.Đi tìm báu vật: Chia nhóm 2 hoặc 3. Mỗi nhóm có nhiệm vụ kiếm về một số đồ vật theo yêu cầu của tập huấn viên trong khoảng thời gian quy định. Nhóm nào kiếm đủ số đồ vật đúng qui định và sớm nhất là nhóm chiến thắng.

4.Xây dựng con thuyền chung : Chia nhóm. Mỗi nhóm có nhiệm vụ làm chung 1 con thuyền đáp ứng một số yêu cầu của tập huấn viên và trong một khoảng thời gian quy định với những nguyên vật liệu cho sẵn (VD chắc chắn nhất; tốn ít nguyên vật liệu nhất;…. Có thể thay thế con thuyền bằng những công việc khác để cả nhóm làm chung, VD ngôi nhà, bộ quần áo… )

5.Trao và nhận : ngồi vòng tròn và vỗ tay theo chiều quy định – VD từ trái sang phải. Từng người lần lượt vỗ tay (người trao) và quay nhìn người bên cạnh theo chiều quy định. Người ngồi cạnh – người nhận – phải vỗ tay cùng nhịp với người trao. Đảm bảo mọi người phải nhìn vào mắt nhau và vỗ tay cùng nhịp. Sau vài vòng trao và nhận, tốc độ vỗ tay phải nhanh dần.

6.Múa gậy: Cần chuẩn bị gậy tre/trúc và máy nghe nhạc. Chia học viên về nhóm 2 người. Phát cho mỗi nhóm 1 chiếc gậy tre/trúc (dài khoảng 90 – 100 cm). Bật nhạc, đề nghị mỗi người chỉ sử dụng 1 ngón tay để giữ gậy. Các nhóm múa gậy theo tiếng nhạc. Nhóm nào rơi gậy là nhóm thua. Trò chơi này cần sự hợp tác, hiểu nhau giữa các thành viên.

7.Kể chuyện tập thể: ngồi vòng tròn, mỗi người nói 1 câu, người sau phải nói tiếp hợp lôgíc với câu nói trước để tạo thành 1 câu chuyện.

8.Người bạn bí mật : Trò chơi thường bắt đầu vào ngày thứ 2 của khoá học khi mọi người đã thuộc tên nhau. Tập huấn viên ghi tên từng người trong lớp vào các thẻ giấy và gập lại. Trộn đều các thẻ giấy này. Sau đó đề nghị mọi người bắt thăm. Nếu bắt phải thẻ giấy ghi tên ai thì người có tên trong thẻ giấy trở thành người bạn bí mật của mình. Vì bí mật nên các cá nhân phải giữ bí mật, không thổ lộ với người khác. Mọi thành viên trong lớp có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ bạn bí mật của của mình nhưng phải đảm bảo không bị phát hiện. Điều này tạo không khí bí ẩn, bất ngờ, vui vẻ… mọi người trong lớp đều được ít nhất là một người chăm sóc, quan tâm. Nhiều khi để ‘gây nhiễu’ các cá nhân phải quan tâm cùng một lúc đến rất nhiều người để không bị phát hiện. Ngày cuối cùng của khoá học, tập huấn viên cần tổ chức hoạt động để các đôi bạn bí mật tìm ra nhau.

9.Lá thư khen ngợi: THV chuẩn bị số phong bì thư bằng số lượng học viên và tập huấn viên trong lớp. THV phát phong bì cho học viên và yêu cầu họ ghi đầy đủ họ và tên lên mặt sau của phong bì. Sau đó, đề nghị mọi ngườidán các phong bì lên tường vào ngày đầu khoá học (mặt sau của phong bì quay ra ngoài). Yêu cầu học viên trong lớp gửi những lời khen ngợi hoặc những điều mình thấy ấn tượng về những người có tên ghi trên phong bì. Những lời khen đó sẽ được viết vào 1 tờ giấy và bỏ vào phong bì của từng người. Cuối khoá học, từng người sẽ lấy phong bì về, trong đó có rất nhiều ‘món quà’, đó là những lời khen ngợi từ bạn bè và tập huấn viên. Có thể dành ít phút để từng người đọc lên ít nhất là 3 điều họ thấy rất thích từ những món quà của bè bạn.

10.Viết thiếp Có thể thay thế trò chơi lá thư khen ngợi bằng việc đề nghị học viên viết những điều tốt đẹp vào thiếp và gửi tặng từng bạn trong lớp. THV chuẩn bị số bưu thiếp bằng số lượng người trong lớp (kể cả tập huấn viên, quan sát viên…). Trò chơi này được sử dụng trước khi kết thúc khoá học. Đề nghị cả lớp ngồi thành vòng tròn, mỗi người có 1 cây bút trong tay. Phát cho mỗi người một bưu thiếp, đề nghị từng người ghi rõ tên đầy đủ của mình lên bưu thiếp. Sau khi mọi người viết tên xong, đề nghị mọi người chuyển bưu thiếp sang cho người ngồi sát bên tay phải mình. Khi cầm trong tay bưu thiếp của ai thì ghi một điều tốt đẹp/ hoặc một điều mình rất thích/ hoặc học được từ bạn mình/ vào tấm bưu thiếp. Tiếp tục chuyển các bưu thiếp và ghi những lời tốt đẹp như vậy đến khi bưu thiếp quay về chính với người chủ. Ngoài cách trên, THV có thể tự tay viết tên từng người trong lớp lên từng bưu thiếp. Bày các bưu thiếp đó trên bàn ở góc lớp. Đề nghị HV trong giờ giải lao lên ghi những lời tốt đẹp vào từng bưu thiếp để tặng bạn mình.

11.Tặng quà cho bạn: (có thể sử dụng trò chơi này khi kết thúc khoá học) THV mua đủ số quà cho học viên trong lớp. Có thể là những món quà nhỏ (VD khăn mùi xoa, dây đeo chìa khoá…). Học viên sẽ lần lượt lên tặng quà cho một người bạn trong lớp và trước khi trao quà phải làm một điều theo yêu cầu ghi trong thẻ giấy THV đã chuẩn bị từ trước. Lần lượt từng học viên lên bốc thăm xem mình sẽ tặng quà cho ai và phải làm điều gì. THV chuẩn bị trước những thẻ giấy ghi tên học viên được nhận quà và yêu cầu người trao quà làm hoặc nói một điều gì đó cho người được nhận quà. THV nên ghi nhớ cá tính hoặc một đặc điểm thú vị của người được tặng quà để yêu cầu người trao quà làm một việc làm thú vị. VD: Chị Mai là người có nụ cười rất dễ thương trong lớp, vì vậy trong thẻ giấy đề nghị người trao quà làm việc sau: Hãy nói với chị Mai về nụ cười của chị/hoặc hãy thể hiện một hành động thể hiện tình cảm của bạn đối với chị Mai. Ghi chú: tránh ồ ạt tất cả mọi người cùng lên tặng quà. Lần lượt từng người lên tặng quà. Những người còn lại quan sát và chia vui cùng họ.

12.Chèo thuyền qua sông : Chia nhóm, mỗi nhóm khoảng 4-5 người. Mỗi nhóm có 2 tờ giấy to làm thuyền. Các thành viên trong từng nhóm phải ở trên con thuyền của mình. Từng nhóm có nhiệm vụ trèo thuyền đến đích đảm bảo mọi người không bị ngã xuống nước. Nhóm nào có tất cả các thành viên về đích trước là nhóm chiến thắng.

13.Gắn bó: Chia nhóm, mỗi nhóm đứng trên 1 tờ giấy to, sau đó, tờ giấy được gấp nhỏ dần, đảm bảo các thành viên trong nhóm phải ở trên tờ giấy, không được dẫm chân ra bên ngoài.

14.Xếp hình : Chia nhóm, mỗi nhóm 4-5 người. Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bộ tranh ghép hình. Tranh này được tháo và xếp lộn xộn. Nhiệm vụ của từng nhóm là : trong khoảng thời gian cho phép (5-7 phút) phải ghép thành bức tranh hoàn chỉnh.

15.Ngôi nhà của nhóm: chia HV thành những nhóm nhỏ. Phát các nguyên vật liệu cho từng nhóm, đảm bảo nguyên vật liệu như nhau cho mỗi nhóm. Đề nghị trong 1 khoảng thời gian nhất định (VD 15 ph) các nhóm phải hoàn thành xong 1 ngôi nhà đảm bảo sự tham gia của mọi thành viên. Tiêu chí chấm điểm của ngôi nhà: (có thể linh hoạt, tuỳ thuộc vào mục đích của trò chơi) a. Vững chắc b. đẹp c. Tốn it nguyên vật liệu d. Hoàn thành đúng tiến độ thời gian

16.Bịt mắt dắt bạn (có một số học viên nhắm mắt, có một số học viên mở mắt. Những người mở mắt có nhiệm vụ hướng dẫn để những người nhắm mắt có thể vượt qua được những chướng ngại vật tập huấn viên đưa ra).

17.Ai tính toán nhanh : Chia 2 đội. THV chuẩn bị khoảng 17 -21 bút. (Có thể thay thế bút bằng đũa hoặc lá cây hoặc những cái kẹo). Mỗi đội lần lượt lấy số bút, mỗi lần từ 1-2 bút. Đội nào lấy chiếc bút cuối cùng là đội thua.

18.Chuyển giao công nghệ: Chia lớp thành 2 đội. Phát cho mỗi thành viên của từng đội 1 chiếc tăm/hoặc 1 cái ống hút để ngậm ở miệng. Đề nghị trong vòng 1 phút mỗi đội lần lượt chuyển các sợi thun vòng từ người đầu tiên đến người cuối cùng thông qua sử dụng chiếc tăm/ống hút. Đảm bảo học viên không được dùng tay. Nếu đội nào để sợi thun vòng bị rơi, chiếc thun đó không được tính. Đội chiến thắng là đội chuyển được nhiều sợi thun nhất.

19.Xây tháp: chia lớp thành những nhóm nhỏ. Phát vật liệu cho các nhóm như nhau: 20 cái ống hút, kéo, 1 tờ báo, băng dinh. Đề nghị trong vòng 20 phút nhóm phải xây xong 1 cái tháp đảm bảo:

  1. Tốn ít nguyên vật liệu
  2. Vững vàng
  3. Cao Sau khi các nhóm hoàn thành, người quản trò chấm điểm

20.Cắt hình trên báo và tính điểm THV chuẩn bị những tờ báo có nhiều hình quảng cáo. Đảm bảo số lượng tờ báo và những hình trên báo tương đối đồng đều. Giao nhiệm vụ cho các nhóm cắt hoặc xé các hình trên báo và dán vào giây to theo yêu cầu và cách tính điểm như sau:

– điện thoại di động : 1 điểm/1 máy

– TV: 2 điểm/1 máy

– xe ô tô: 3 điểm/1 ô tô vv.

Lưu ý : những hình càng khó tìm càng được cao điểm Nhóm nào có điểm cao nhất là nhóm chiến thắng

21.Vừa hát và vừa làm trò (lời bài hát: Đường quanh quanh, đường quéo quéo, con đường nào cũng có lúc quanh queo. đường quanh queo, đường quéo quéo, con đường nào cũng có lúc quanh queo). Thành viên đứng thành hàng dọc. Người quản trò đứng đầu hàng. Yêu cầu cả lớp hát bài hát trên và làm theo những hành động người quản trò làm. Người quản trò có thể vừa đi vừa bò hoặc chui qua những đồ vật xếp ở trên lớp…

22.Con cua con còng: Chia 2 đội đứng thành hai hàng đối mặt vào nhau, đội nọ cách đội kia khoảng 1 m. Lần lượt những người đầu cùng đấu với nhau bằng trò đấu tay (kiểu uyn đô toa). Quy định Quả đấm thắng Kéo; Kéo thắng Cái Lá; Cái Lá thắng Quả đấm. Bên nào có người thua, người đó bị loại ra cuộc chơi. Bên còn nhiều người hơn là bên chiến thắng. Trong quá trình chơi, cả hai nhóm cùng hát. Sau mỗi câu hát, hai người đầu của hai đội đấu tay. Người thua bị loại ra khỏi hàng . Bài hát như sau:

Kìa con cua với con còng đấu phép (đấu tay)

Đấu bao nhiêu là con còng thu hết (đấu tay)

Thế là con cua đã thua con còng (đấu tay)

Thế là con cua đã thua con còng (đấu tay)

23.Tìm từ ‘Con cào cào cắn cổ con cồ cộ’ Chia hai đội. Lần lượt mỗi đội đưa ra 1 từ thay thế từ ‘cắn’.

Yêu cầu: phải là 1 động từ bắt đầu bằng chữ “ C”. Đội nào tìm từ trùng với những từ đã nêu trước hoặc không có khả năng tìm đúng từ sẽ thua. Có thể thay thể cụm từ trên bằng bài hát ‘Trăng sáng lòng em. Lòng em trăng sáng. Trăng sáng soi sáng cả lòng em” Đề nghị người chơi thay thế từ ‘lòng ‘ bằng những từ khác chỉ bộ phận cơ thể, VD: “người”, “cằm “, ‘đùi’…..

III. Một số trò chơi liên quan đến bài học:

1.Tìm bạn : THV chuẩn bị số lượng quân bài bằng số lượng học viên và số lượng những quân bài giống nhau (VD cùng K hoặc Q hoặc 10….) bằng số lượng người trong nhóm THV dự kiến chia. Sau khi HV nhặt hết các lá bài, đề nghị những người có cùng quân bài về một nhóm. Ghi chú: có thể thay thể quân bài bằng các thẻ giấy trên đó có ghi tên con vật và đề nghị HV phải kêu theo tiếng con vật đó để tìm nhũng người bạn trong nhóm (VD Mèo, Ngựa, Khỉ…). Hoặc những người có những mảnh vẽ của 1 bức tranh về cùng một nhóm.

2.Xin chữ ký. Phát cho mỗi học viên 1 tờ giấy trên đó có ghi những đặc điểm thú vị. Mỗi đặc điểm ghi vào một dòng. (VD: thích ăn đồ chua, là con gái út trong gia đình; không biết bơi, rất sợ chuột….). Học viên đi làm quen với nhau. Khi làm quen với ai thì hỏi xem họ có những đặc điểm gì ghi trên tờ giấy. Đề nghị họ ghi tên vào bên cạnh dòng chữ ghi đặc điểm đó. Giao tiếp:

3.Ai là nhạc trưởng: Yêu cầu cả lớp đứng thành vòng tròn. Đề nghị một người xung phong làm người quan sát để phát hiện người nhạc trưởng. Trước khi trò chơi bắt đầu đề nghị người này ra ngoài. Những người còn lại chọn 1 người làm nhạc trưởng. Nhiệm vụ của người này là bí mật làm các động tác để mọi người làm theo (VD gãi đầu, xoa bụng, lắc mông….) Mọi người bí mật quan sát để làm theo và phải tìm cách bảo vệ người nhạc trưởng để người này khó bị phát hiện.

4.Quan sát sự thay đổi chia làm 2 nhóm đứng đối diện nhau, đảm bảo từng thành viên có một người đứng đối diện để quan sát. Yêu cầu mọi người quay lưng lại nhau và thay đổi ít nhất 2 điểm trên trang phục hoặc cơ thể. Đề nghị thành viên quay lại quan sát và phát hiện ra những thay đổi đó. Làm một vài lần về thay đổi trang phục, cơ thể sau đó đề nghị học viên thay đổi về thái độ, tâm trạng, tình cảm… để giúp bạn mình quan sát sâu hơn.

5.Giao tiếp không lời: chia 2 đội. Lần lượt từng đội chơi. Khi 1 đội chơi, đội kia ngồi xuống và xem. Người quản trò yêu cầu đội chơi đứng thành 1 hàng dọc quay lưng về phía người quản trò. Nguời quản trò ra lệnh khi có người vỗ vai mình mới được quay lại. Nhiệm vụ của từng người là quan sát bạn mình làm gì rồi làm lại đúng hệt cho người tiếp theo xem. Lần lượt các thành viên trong nhóm làm như vậy. Người xem sẽ thấy hành động lúc đầu so với hành động của người cuối cùng đã khác nhau rất nhiều. Sau khi người cuối cùng thực hiện xong, đề nghị người đầu tiên biểu diễn lại hành động để người chơi so sánh. Để tránh lặp lại, người quản trò cần chuẩn bị 2 hành động khác nhau để mỗi đội thực hiện một hành động. Để trò chơi thú vị và để người chơi được quan sát nhiều, người quản trò nên thực hiện 1 hoạt động đòi hỏi nhiều thao tác, VD trồng cây hoặc đánh rằng, rửa mặt và mặt quần ào….VD về hành động1: Lấy xẻng, đào đất, lấy cây, trồng cây, lấp đất lại, tưới nước lên cây.

6.Truyền tin: Chia 2 nhóm truyền tin. Mẩu tin được THV chuẩn bị sẵn và viết sẵn ra 2 thẻ giấy. Người đầu tiên của mỗi nhóm được đọc nội dung ghi trên thẻ giấy và nói thầm vào tai người bên cạnh. Người được truyền tin không được quyền hỏi lại. Sau khi đã nhận tin, họ tiếp tục truyền tin đến người kế tiếp. Tiếp tục cho đến hết. Đề nghị người cuối cùng của hai nhóm ghi câu nghe được lên bảng. THV đọc nội dung gốc để cả lớp so sánh và thấy được sự khác biệt và vì sao lại có sự khác biệt như vậy.

7.Vẽ lại đồng hồ đeo tay của mình. Yêu cầu HV cất đồng hồ đeo tay, sau đó vẽ lại mặt đồng hồ mà không được nhìn vào đồng hồ. Nhiều HV có thể vẽ sai. Điều này cho thấy hàng ngày ta đều nhìn/quan sát nhưng chỉ với mục đích xem giờ do đó có thể không nhớ hết những gì vẫn thường thấy.

8.trăm nghe không bằng một thấy: THV chuẩn bị 1 hình vẽ (xem hình) Mời 1 người lên và nhìn hình vẽ trên và sử dụng cách giao tiếp bằng lời nói để hướng dẫn cả lớp vẽ được hình trên. Mời khoảng 3 người vẽ lên giấy to (để sau này sử dụng kết quả đó để đánh giá xem kết quả giao tiếp thông qua lờii nói hiệu quả ntn. Những HV khác nghe hướng dẫn và vẽ vào vở hoặc giâya A4. Ghi chú: cả lớp không biết hình vẽ như thế nào, trừ người được hướng dẫn. Sau khoảng 5 phút hướng dẫn, treo hình đáp án để HV so sánh kết quả. Phân tích trò chơi để rút ra bài học về kỹ năng giao tiếp /hoặc truyền thông hiệu quả.

9.Tìm đường Chuẩn bị: khăn bịt mắt, một tờ giấy có nhiêu đường dích dắc nhưng chỉ có 1 đường đến đúng đích. (giống trò chơi tìm đường – con thỏ tìm củ cà rốt của trẻ em). Mỗi người chơi có 1 bút viết. Cách Tiến hành: -Chia nhóm 2 người. -Trong nhóm 1 người là người chỉ dẫn, người còn lại là người được hướng dẫn. Người được hướng dẫn phải bị bịt mắt. -Phát tờ giấy tìm đường cho người hướng dẫn. Nhiệm vụ của họ là trong thời gian qui định (5 phút) sẽ phải hướng dẫn bạn mình đến đích bằng cách vẽ lên tờ giấy. Người hướng dẫn chỉ được nói, không được làm hộ. Người bịt mắt dùng bút vẽ ngay lên tờ giấy khi tìm đường đến đích. Nhóm nào về đích sớm là nhóm chiến thắng.

10.tình huống đặt câu hỏi thăm dò THV có thể đưa tình huống, dựa vào tình huống đó HV đặt các câu hỏi thăm dò để tìm ra sự thật: Một mình Lan nằm trong nhà. Bổng cửa mở, một người đàn ông to, cao buứơc vào. Hắn đi thằng đến tủ, mở khoá tủ và lấy hết quần áo, tiền và vàng. Trước khi ra khỏi nhà, hắn còn mang nốt cả chiếc TV. Khi hắn đi khỏi, Lan vẫn nằm yên, không kêu cứu, không báo cảnh sát. Hỏi tại sao? Trò chơi này có thể giúp học về kỹ năng đặt câu hỏi thăm dò hoặc giúp phân tích về giả định do con người đưa ra ảnh huởng ntn đến hành vi của chúng ta

11.Tôi là ai Phát cho mỗi người chơi 1 tờ giấy A4 và bút viết giấy. Đề nghị người chơi bí mật viết tên 1 nhân vật nổi tiếng ở VN (trong lịch sử hoặc hiện tại ở bất kỳ lĩnh vực nào họ muốn) lên trên tờ giấy A4 (đảm bảo viết đủ to để cả lớp đọc được. Đề nghị HV dán tờ giấy lên lưng 1 người trong lớp (đảm bảo họ không được nhìn thấy tên ghi trên tờ giấy). Như vậy, mỗi người đều đã trở thành 1 nhân vật nổi tiếng nhưng họ lại không biết mình là ai. Mọi người phải đặt ra các câu hỏi để tìm ra mình là ai. Những người khác giúp bằng cách chỉ trả lời câu hỏi mà không được cung cấp thêm thông tin.

12.Trò chơi kiểm tra khả năng lắng nghe Chia lớp thành 3 đội. Sau mỗi câu hỏi, từng đội thảo luận trong nửa phút, sau đó ghi kết quả lên thẻ giấy và giơ lên -một năm có bao nhiêu tháng có 28 ngày -một người đi ngủ lúc 6 giờ tối. Ngày mai anh ấy phải dậy đi làm lúc 7 giò sáng. Vì vậy, anh ấy để chuông lúc 7 giờ và đi ngủ. Khi chuông kêu, anh ấy tỉnh dậy ngay và mặc quần áo chuẩn bị đi làm. Hỏi anh ta ngủ đựoc mấy tiếng? -trong đời một người có bao nhiêu ngày snh nhật? -Trong một căn phòng tối, bạn muốn làm căn phòng sáng lên. Trong phòng có 1 cây nên, 1 bao diêm, 1 cây đèn bão, 1 cây đèn dầu. Bạn chọn vât gì đầu tiên để thắp sáng căn phòng -Bạn có 2 cái túi, một túi đựng 1 kg bông, túi kia đựng 1 kg sắt. Hỏi túi nào nặng hơn?

Ôn lại bài học:

1.Tung bóng (bóng ném về phía ai, người đó phải bắt bóng và nói lên 1 điều đã học của buổi học trước).

2.Khúc biến tấu ngộ nghĩnh: THV viết các từ hoặc cụm từ liên quan đến nội dung đã học lên các thẻ giấy (đảm bảo đủ to để cả lớp đọc được). Mời một vài học viên xung phong lên chơi đoán đúng từ/cụm từ ghi trên thẻ giấy. Người xung phong không được nhìn nội dung ghi trên thẻ giấy trong khi THV giơ thẻ giấy cho cả lớp xem. Lớp sẽ đưa ra những lời gợi ý (đảm bảo không được nói đến bất kỳ từ nào ghi trên thẻ giấy) để người chơi đoán. Thông qua việc đưa ra những lời gợi ý, học viên được ôn lại kiến thức đã học.

2.Hiểu nhau và hiểu bài: Viết một số nội dung học lên thẻ giấy. Một nội dung vào 1 tờ. Mời 1 HV lên xem nội dung đó. Sau đó, người này có nhiệm vụ thể hiện nội dung đó bằng hình vẽ, sơ đồ hoặc biểu tượng hoặc động tác, kịch câm để cả lớp đoán đó là nội dung gì. Để tạo không khí cạnh tranh/thi đua, có thể chia lớp ra thành một vài nhóm và có tính điểm. Mỗi đội cử 1 nguời lên giúp đội mình trả lời. Nếu thành viên trong đội không trả lời được, các đội khác được quyền trả lời. Nếu trả lời đúng, họ sẽ giành số điểm của đội không trả lời được. Đội giành số điểm cao nhất là đội chiến thắng.

3.Bóng rổ/bóng chuyền tính điểm: Học viên chia thành 2 hoặc 3 đội. Lần lượt các đội lên bắt câu hỏi, đọc to trước lớp, sau đó thảo luận trong nhóm về câu trả lời. Cách tính điểm là: đưa ra đáp án đúng được 1 điểm; giải thích đầy đủ, chính xác được 1 điểm nữa. Nếu đội dành quyền trả lời đưa đáp án sai hoặc giải thích chưa tốt, đội khác sẽ có cơ hội giành điểm nếu họ đưa đáp án đúng hơn hoặc giải thích. Có thể thay thế việc THV đưa câu hỏi bằng việc HV suy nghĩ trước về câu hỏi và đáp án từ buổi tối hôm trước, sau đó mỗi đội lần lượt hỏi đội bạn.

4.Ghép từ dựa theo nội dung đã học. THV đưa ra các từ, đề nghị HV ghép thành những cụm từ có ý nghĩa theo nội dung đã học. Nên đưa ra những cách ôn lại bài giúp học viên áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hơn là chỉ nhắc lại những ý chính được học. Hoặc đưa ra những điều tâm đắc học được trong ngày (tức là sự liên hệ những gì được học với kinh nghiệm và công việc, cuộc sống của bản thân).

5.Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến nội dung học trong buổi học trước. Chia lớp về nhóm. Ra các câu hỏi để từng nhóm trả lời.

6.Ngồi vòng tròn vừa hát và vừa truyền một vật. Khi lời hát dừng, vật truyền do ai cầm thì người đó là người phải trả lời câu hỏi liên quan đến bài học do người điều hành đưa ra

ĐƯỢC ĐĂNG BỞI NGƯỜI PHỤ TRÁCH ĐỘI VÀO LÚC 00:21 NHÃN: TRÒ CHƠI SƯU TẦM TỪ BIÊN SOẠN CỦA CHỊ NGUYỄN THỊ THU BA 20/07/2008 NGÂN HÀNG TRÒ CHƠI ( 3 )

MỘT SỐ TRÒ CHƠI SINH ĐỘNG.

1/Đổi chỗ cho nhau: Thành viên tham gia cuộc chơingồi thành vòng tròn, đảm bảo đủ ghế ngồi cho người chơi, trừ người diều hành đứng. Yêu cầu của trò chơi là người có đặc điểm giống nhau đổi chỗ cho nhau. Người điều hành nêu đặc điểm. VD: những người tóc ngắn, những người đeo đồng hồ … đổi chỗ cho nhau. Trong quá trình người chơi đổi chỗ, người điều hành sẽ ngồi vào một ghế trống, người nào chậm chân, nất ghế là thua cuộc.

2/Mat xa cho nhau: Người chơi đứng thành vòng tròn ( tất cả quay mặt về bên phải ) , hai tay đặt lên vai người bên phải, yêu cầu mọi người bóp vào vai và vùng gần vai người trước, sau đó chuyển chặt nhẹ, xoa, đấm … Vừa mat xa vừa đi vòng tròn. Sau đó quay lại làm cho người đứng sau, thời gian và động tác do quản trò quy định.

3/Viết chữ hoặc dấu bằng người : Người chơi đừng thành vòng tròn, quản trò yêu cầu người chơi viết chữ bằng người ( cử dộng, xoay người, chân tay, đầu … không được nói ) VD: chữ H, chữ A … hoặc người quản trò có thể đọc một số dấu câu, người chơi thể hiện dấu bằng động tác. VD: em thân yêu ! ( chấm than ), em có khỏe không ? ( hỏi chấm ).

4/Búp bê xinh đẹp: Đội hình đừng vòng tròn xen kẽ nam nữ, người quản trò xe giấy và vẽ thêm để thành 1 con búp bê xinh đẹp. Lần lượt đưa cho từng người chơi nói bằng lời và thể hiện hành động bằng con bup bê giấy . VD: Bắt tay con búp bê, chạm vào má bup bê … Ngwời quản trò yêu cầu người chơi phải nhớ lời nói và hành động của mình đối vơi bup bê. Sau đó , yêu cầu thực hiện lời nói, hành động đấy với người nữ đứng bên tay phải.

5/Làm theo những gì tôi nói không làm theo những gì tôi làm:

a)Quản trò quy định: – Con thỏ: hai tay để lên đầu.

-Ăn có: tay trái xoè ra, tay phải chụm lại để vào lòng tay trái.

-Uống nước: tay phải chụm lại để vào mồm.

-Vào hang: tay phải chụm lại để vào tai.

Quản trò ra hiệu lệnh và làm động tác khác quy định đẻ gây nhiễu. Học viên làm sai động tác quy định la người thua cuộc.

  1. b) Đội hình chơi xếp thành vòng tròn, quản trò quy định:

Ala: giơ hai tay cao trên đầu.

A men: đưa hai tay trên vai.

A ma: đưa hai tay trước ngực. Hô một đường , làm một nẽo để người chơi mắc lỗi so với quy định.

Tài liệu sưu tầm được từ các lớp tập huần và tài liệu : ” Trò chơi sử dụng trong tập huấn – sưu tầm và biên soạn của chị: Nguyễn Thu Ba” ĐƯỢC ĐĂNG BỞI NGƯỜI PHỤ TRÁCH ĐỘI VÀO LÚC 06:31 19/07/2008

TRÒ CHƠI ( 2 )

1/Phá băng: Người chơi tạo thành một vòng tròn trong và một vòng tròn ngoài ( mặt đối mặt ) . Khi người quản trò báo hiệu ( còi, tiếng vỗ tay … ), thời gian 30 giây, vòng tròn ngoài duy chuyển về bên trái một bước chân, đứng trước người thứ hai. Mỗi lần duy chuyển đứng trước một người các thành viên phải trao đổi thông tin cần thiết theo yêu cầu của quản trò ( Làm quen: tên, chức vụ, nhiệm vụ công tác. Ôn tập kiến thức khoá học … ).

2/Lật giấy ( thảm ) : Số lượng người chơi nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tấm thảm có diện tích lớn hay bé. Mọi người chơi đứng trên tấm thám và khi có hiệu lệnh của người quản trò các thành viên phải lật tấm thảm úp lại và đứng trên ấy với điều kiện : được dùng tay , chân, trao đổi nhưng không được bước chân xuống sàn nhà. Trò chơi này có thể chia làm nhiều đội , đội nào nhanh hơn sẽ thắng hoặc người quản trò quy định thời gian đội nào hoàn thành trước sẽ thắng.

3/Thăng bằng : Số lượng người chơi không quy định, dụng cụ chơi gồm có 01 que dài khoảng 1 m trở lên, có khoen để cột dây, mỗi người 01 sợi dây dài từ 4 – 6 m. Khi quản trò cho tín hiệu, người chơi buộc sợi dây vào que và ra ngoài vòng tròn của mình, dùng tay kéo căng sợi dây và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của quản trò ( vẽ vòng tròn, xoăn ôc … ). -Cũng hình thức chơi như trên thay que bằng một chai chựa, miệng chai có cột một cây bút, người chơi chia thành nhiều nhóm, xếp thành vòng tròn kéo căng dây và vẽ, viết theo yêu cầu của quản trò.

4/Xây dựng kế hoạch : -Số lượng không quy định, mỗi người chơi vẽ một chiếc đồng hồ và đánh số trên tờ A4 , trong thời gian quy định các người chơi đi lại tìm những người khác để thông nhất thời gian và kế hoạch dự định, cặp nào thống nhất kế hoạch nhanh, nhiều là thắng cuộc.

5/Từ A – Z: Tât cả người chơi đều đứng trên ghế, không được bước xuông dất ( duy chuyển trên ghế sắp xếp tên của từng cá nhân trong toàn đội theo anh pha bê . Trò chơi nay có thể chia thành để thi đua.

6/Gỡ rối : Mỗi người tay bắt chéo lên nhau ( tay phải để trên tay trái ) làm thành một vòng tròn. Khi có hiệu lệnh của quản trò làm sao toàn đội hình tháo được tay bắt chéo của nhau, nhưng mặt vẫn quay vào trong và không được thả tay ( rời tay nhau ) . Trò chơi này có thể chia thành nhiều nhóm để thi đua.

7/Sự tiến hoá : Số lượng không quy định, lúc bắt đầu từng cặp chơi one, two, three .. người thắng tiến hoá thành chim, người thua trở lại khủng long, và đồng loại lại one, two, three .. khi người nào thắng lại tiếp tục tiến hoá, người thua trở lại thời kỳ trước đó, theo thứ tự : khủng long – chim – người. Thành người là thắng cuộc.

8/Đoàn kết : Người chơi xếp thành vòng tròn, cầm tay của người thứ hai cách bên trái một người và cách người bên phải của mình một người. Tay nắm chặt khi có hiệu lệnh tất cả thẳng người và ngả ra phía sau. Làm sao cho đội hình không được đứt rời nhau.

9/Hiểu ý nhau : Chia người chơi thành từng cặp, dụng cụ gồm giấy A4 , bút ( 2 màu khác nhau, trong thời gian quy định của người quản trò, hai người chơi tự vẽ 1 bức tranh không được hội ý trươc, không được nói khi vẽ, đội nào hoàn thành sớm, bức tranh có nội dung, ý nghiã, đẹp sẽ thắng cuộc.

10/Người dẫn đường : Trò chơi có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ hoặc một đôi, gồm 01 người dẫn đường ( không bịt mắt ), 01 người mù ( hoặc nhóm người mù ) được bịt mắt. Theo hướng dẫn của người dẫn đường toàn đội hình duy chuyển đến đích theo yêu cầu của quả trò, trên đoạn đường phải qua nhiều chướng ngại vật khác nhau. Trong quá trình duy chuyển không được nói, chủ yếu bằng cảm giác. Đội nào đến đích trước là thắng cuộc.

11/Thuốc chữa bệnh : Số lượng nhiều người tham gia chơi, dụng cụ là một quả cam. Quản trò chia thành hai nhóm một nhóm bị bệnh đau đầu, một nhóm bệnh đau bụng. Vỏ cam chữa đau bụng . múi cam chữa đau đầu , Người quản trò để quả cam giữa đội hình dùng tín hiệu yêu cầu làm sao mọi người đều phải hết bệnh.

11/ Ai nhanh hơn : Toàn đội hình đi lại lung tung , vừa đi vừa múa vừa diễn xuất những hành động bất kỳ theo tiếng nhạc nền ( yêu cầu mọi người không được chạm vào nhau ). Nghe hiệu lệnh ( còi, vỗ tay, trống … ) của quản trò : 1 tiếng thì động tác thế nào giữ nguyên thế đó, 2 tiếng nằm hoặc ngồi xuống, 3 tiếng đứng lên ghế ( hoặc 01 chỗ nào cao hơn ). Người làm sai quy định trên là phạm quy.

12/Lên đảo : Đội hình duy chuyển mọi nơi trên sân chơi, vừa đi vừa làm động tác bơi trên biển ( hai tay khoác nước ). Nghe tín hiệu của quản trò thì người chơi nhanh chóng phải lên đảo (đảo là những tờ giấy A4 , số lượng giấy bao giờ cũng ít hơn người chơi. Ai không lên được đảo người đấy thua cuộc.

13/Trời, đất , biển ; Quản trò đi quanh vòng tròn, đi đến đối diện người nào hô biển hoặc đất, hoặc trời thì người chơi phải nói ngay những sự vật có được ở nơi đấy, nếu trả lời chậm hoặc không đúng là phạm quy.

14/Quà tặng ( dùng để kiểm tra kiến thức sau một khoá tập huấn …. ) Người chơi ngồi thành vòng tròn, trên tay mỗi người gồm 01 cây bút và 03 mãnh giấy bằng nhau, người chơi có trách nhiệm ghi quà tặng lên giấy , nội dung là các kiến thức đã được tiếp thu cho người ngồi bên trái, bên phải và tặng cho chính mình. Sao đó mỗi người tự đọc lên những món quà đã nhận được.

Trò chơi được học qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hè 2008 , do hai chuyên gia người ISRAEL ( Mr. Horasio Kurlan & Ms.Dina Shai ), ngày 14/7 – 18/7/2008. Ghi lại và có điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế, mong được góp ý. ĐƯỢC ĐĂNG BỞI NGƯỜI PHỤ TRÁCH ĐỘI : 12/07/2008

TIỂU SỬ ANH HÙNG CHI ĐỘI MANG TÊN ( 1 ) Chi đội em mang tên người anh hùng

LÝ TỰ TRỌNG Anh là con của một gia đình cách mạng vốn quê ở Hà Tĩnh (Nghệ Tĩnh) bị địch khủng bố phải chạy sang Thái Lan và sinh anh ở đó. Anh là một trong 7 thiếu niên được Bác Hồ trực tiếp tổ chức và bồi dưỡng ở Quãng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925 – 1927. Năm 1929 anh được đoàn thể đưa về nước hoạt động, làm liên lạc của xứ ủy Nam Kỳ và ở tại Sài Gòn. Anh còn còn hoạt động cách mạng trong thanh niên công nhân và học sinh. Trong cuộc mít-tinh kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái ngày 9-2-1931 anh đã bắn chết tên thanh tra mật thám Pháp Lơ-grăng để bảo vệ đồng chí diễn thuyết của mình. Thực dân Pháp đã bắt anh, hết tra tấn lại dụ dỗ, nhưng anh vẫn một lòng trung thành với cách mạng. Chúng hứa sẽ cho anh sang Pháp học, sẽ có chức, có quyền, vợ đẹp con khôn, ăn mặc sung sướng. Anh trả lời: – Ta sinh ra không phải để ăn thứ cơm ấy. Ra trước tòa, viên luật sư bào chữa cho anh rằng: Bị can chưa đến tuổi thành niên nên hoạt động không có suy nghĩ. Anh gạt phắt đi: “-… Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác…” Nửa đêm về sáng một ngày cuối năm năm 1931 kẻ thù đã hèn hạ đưa anh lên máy chém. Trước lúc hy sinh anh vẫn hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy, anh mới 17 tuổi.

VÕ THỊ SÁU Chị tên thật là Nguyễn Thị Sáu, quê ở làng Đất Đỏ, Bà Rịa, tỉnh Đồng Nai. Mới 12 tuổi, chị đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 14 tuổi (1949) chi đã dùng lựu đạn giết một tên quan ba Pháp và làm bị thương 20 tên lính ngay tại vùng Đất Đỏ. Từ chiến khu trở về Bà Rịa, chị làm nhiệm vụ điều tra tình hình địch và tiếp tế cho chiến khu. Năm 1950, chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai tổng Tòng – một tên Việt gian bán nước, ác ôn ngay tại xã nhà. Lần đó, chị bị địch bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Trong ngục giam những người bị án tử hình, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của Tổ quốc. Giặc Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị Sáu. Chúng sợ các chiến sĩ cách mạng ở trong tù sẽ nổi dậy phản đối. Chúng lén lút đem chị đi thủ tiêu. Lúc một tên giết người bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vỗ vào mặt lũ đao phủ: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!”.

NGUYỄN VĂN TRỖI Quê anh ở xã Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Năm 15 tuổi anh ra Đà Nẵng làm việc rồi vào Sài Gòn làm thợ điện, trở thành một chiến sĩ giải phóng trong đơn vị biệt động bí mật của Sài Gòn sau khi được tổ chức vào Đoàn Thanh niên. Anh đã nhận nhiệm vụ chôn bom ở cầu Công Lý để giết tên Mác Na-ma-ra. Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ đến Sài Gòn để ra lệnh cho tay chân chống lại nhân dân ta. Ngày 9-5-1964, trong khi chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ đặt chất nổ ở cầu Công Lý thì anh bị địch bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man và tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc nhưng anh không hề lay chuyển. Chúng hỏi anh muốn gì? Anh trả lời: “Tao muốn giết hết bọn Mỹ, tao muốn miền Nam được giải phóng.” Cuối cùng chúng quyết định giết anh. Ra tới nới bắn người ở trường bắn, chúng bịt mắt anh. Anh giật chiếc khăn ra và nói:

– “Không! Phải để tôi nhìn mảnh đất này! Mảnh đất thân yêu của tôi”. Và anh hô to: “Hãy nhớ lấy lời tôi:

Đả đảo đế quốc Mỹ!

Đả đảo Nguyễn Khánh!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Việt Nam muôn năm!” Anh đã được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

KIM ĐỒNG Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941). Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng. Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ. Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch. Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng. Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi. Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.

LÊ VĂN TÁM Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp gây hấn ở Nam bộ hòng cướp lại nước ta một lần nữa. Năm ấy, ở gần chợ Đa Kao thành phố Sài Gòn có một em bé con nhà nghèo phải đi bán lạc rang, đánh giầy để kiếm sống. Tên em là Tám. Lê Văn Tám thường lân la tới những nơi có quân Pháp đóng để bán hàng, đánh giầy. Tám tỏ ra hiền lành, nhút nhát nên đã được bọn lính Pháp để cho đi qua, đi lại và dần dần quen mặt em. Tại Thị Nghè, có một kho xăng, đạn lớn của địch. Hình ảnh những hòm đạn, những trái bom hiện ra trong trí nhớ của Tám cùng những cảnh tàn phá, giết chóc dã man của địch đối với đồng bào ta đã thôi thúc em tính đến một việc làm táo bạo. Tám nảy ra ý định sẽ phá kho xăng đạn này. Sau mấy hôm dò la quan sát địch. Tám giấu dầu xăng trong người, thản nhiên khoác hòm lạc rang đến bán cho lính gác như thường lệ. Lợi dụng lúc bọn địch không để ý Tám chạy nhưng bay vào chỗ để xăng và xèo diêm. Dầu xăng trong người Tám bốc cháy và bén luôn vào thùng xăng gần nhất. Thế là cả kho xăng bốc cháy đùng đùng rồi lan tới chỗ để bom đạn. Tiếng nổ ầm trời, khói lửa mịt mù cả thành phố. Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh và để lại trong trí nhớ nhân dân Thành đồng Tổ quốc hình ảnh: Em bé đuốc sống của thành phố mang tên Bác của dân tộc Việt Nam.

VỪ A DÍNH Ở tại một bản của đồng bào dân tộc Hmông trên đỉnh núi Pú Nhung Châu Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu, có em bé tên Vừ A Dính. Mới mười ba tuổi, Dính đã xin làm liên lạc cho dân quân, bộ đội ở địa phương để chống lại bọn giặc Pháp đến cướp phá quê hương. Dính được giao nhiệm vụ canh gác, liên lạc, tiếp tế lương thực. Công việc nào Dính cũng làm tốt. Có lần bị giặt bắt phải khiêng lợn của dân về đồn, Dính giả vờ đánh xổng cho 1 con lợn chạy vào rừng. Dính trà trộn vào đám người bị giặt bắt để dò la tình hình nơi đóng quân của địch. Năm 1949, trong một trận càn, giặc Pháp đã bắt được Vừ A Dính trong lúc Dính đang đi công tác. Chúng lập tức tra khảo, đánh đập Dính rất đau. Suốt 3 ngày liền, giặc không moi ra được một điều gì ở người thanh niên dũng cảm này. Biết mình khó thoát, Dính đã không khai mà còn đánh lừa giặc, giả vờ nhận chỉ nơi có cơ quan kháng chiến, bắt bọn giặc phải cán mình đi loanh quanh suốt ngày trong rừng. Khi biết ra là đã bị Vừ A Dính đánh lừa, lũ giặc dã man và hèn nhát đã nổi điên, bắn chết Dính. Cùng với Lê Văn Tám ở miền Nam, trong những năm kháng chiến chống Pháp, Vừ A Dính đã trở thành liệt sĩ thiếu niên của Đội ta.

DƯƠNG VĂN NỘI Dương Văn Nội tham gia Đội thiếu niên cứu quốc Thủ Đô từ tháng 10 năm 1946. Lúc đó Nội mới 14 tuổi, Nội cùng hơn 60 bạn khác ở các phố Đội Cấn, Ngọc Hà… vào đội giao thông thuộc khu Thăng Long. Nhà đội rất nghèo. Bố làm thợ gò và mất sớm. Một mình mẹ nuôi ba anh em Nội không nổi, nên Nội phải đi học nghề rất sớm. Nội hiểu rằng mọi khổ cực của gia đình là do thực dân Pháp gây ra. Đầu tháng 12 năm 1946, trước ngày toàn quốc kháng chiến ít hôm, Nội được cử sang làm liên lạc cho một đại đội tự vệ chiến đấu ở khu Thăng Long. Đêm đêm, Nội cùng các bạn đi trinh sát trại lính địch về báo cáo tình hình cho các anh. Đến tháng 3 năm 194, đơn vị của Nội về đóng ở chợ Giang Xá (nay là trạm Chôi cách Hà Nội 16 km) và lấy tên là Đội du kích Thủ Đô. Đầu tháng 4 năm 1947, giặc Pháp mở cuộc hành quân lớn gồm nhiều mũi càn quét vào nơi Đội du kích Thủ Đô đóng quân. Nội đã cùng các anh tham gia chiến đấu. Với khẩu súng trường cao gần bằng người. Nội bình tĩnh và nhanh nhẹn bắn giặc. Một mình Nội đã hạ được 3 tên giặc Pháp. Sau đó, súng hết đạn, Nội bị trúng đạn giặc hy sinh ngay tại trận. Hôm ấy là ngày 2 tháng 4 năm 1947, Nội vừa bước sang tuổi 15. Dương Văn Nội đã được Đảng và Nhà nước truy tặng Huân chương chiến thắng hạng nhì.

NGUYỄN BÁ NGỌC Nguyễn Bá Ngọc là học sinh lớp 4B (năm học 1964 – 1965) trường phổ thông cấp I xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1964, giặc Mỹ vừa ồ ạt đưa quân vào miền Nam, vừa cho máy bay leo thang ra đánh phá các tỉnh miền Bắc nước ta. Chúng ném bom cả trường học và bệnh viện, Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm hào. Ngày 4 tháng 4 năm 1965, máy bay giặc Mỹ đã tới ném bom, bắn phá xã Quảng Trung. Lúc ấy, người lớn đã ra đồng làm việc, trong nhà chỉ còn có trẻ em. Nghe tiếng máy bay, Ngọc đã kịp chạy xuống hầm. Và bom đã rơi xuống bên cạnh nhà Ngọc. Ở dưới hầm, Ngọc nghe thấy có tiếng khóc to bên nhà Khương, Khương là bạn của Ngọc. Không chút ngần ngừ, Ngọc nhào lên, chạy sang nhà Khương thì thấy bạn của mình đã bị thương. Các em nhỏ của Khương là Toanh, Oong, Đơ đang kêu khóc. Ngọc vội vừa bế, vừa dìu hai em Oong, Đơ xuống hầm. Ngọc bò gần tới nơi trú ẩn thì giặc lại thả bom bi và em đã bị một viên bi bắn vào lưng rất hiểm. Cứu được hai em nhỏ rồi, Ngọc mới tái mặt, lả đi. Vết thương quá nặng, Ngọc đã hy sinh vào lúc 2 giờ sáng ngày 5-4-1965 ở bệnh viện. Noi gương quên mình cứu em nhỏ, thiếu nhi cả nước ta đã học tập và làm theo Nguyễn Bá Ngọc. Ngay nay ấy và năm sau, đã xuất hiện: Trần Thị Miên, Trần Thị Vệ (Thanh Hóa), Trần Quốc Ý (Nghệ Tĩnh)… đã liên tiếp dũng cảm cứu bạn, cứu em nhỏ trong bom đạn của địch.

HỒ VĂN MÊN Hồ Văn Mên sinh năm 1953 tại ấp Thạnh Lộc, xã An Thạnh, huyện Lái Thiêu, tỉnh Sông Bé trong một gia đình nghèo. Lên 6 tuổi, mồ côi mẹ. Năm 10 tuổi, cha bị bọn Mỹ Ngụy bắt đánh đập tàn phế rồi giết chết. Hồ Văn Mên liền vào đội thiếu nhi tham gia giết giặc từ đấy. Đến năm 13 tuổi, Mên đã 3 năm làm cách mạng, tham gia 7 trận lớn nhỏ, diệt 79 tên địch bao gồm các thứ lính, sĩ quan Mỹ, ngụy, lính Pắc-chung-hy (lính ngụy Triều Tiên) cùng nhiều xe cơ giới của địch. Sống với bà nội, Mên tỏ ra là đứa cháu ngoan, đỡ bà việc nhà, cùng bà đi chợ bán trầu cau lấy tiền sinh sống. Nhiều tên đất, tên làng mang dấu tích và chiến công của Hồ Văn Mên dự trận đánh như: Cua Cát, Phú Văn, Chợ Mới… đã đi vào lịch sử đánh giặc của tỉnh Sông Bé. Một lần bị giặc bắt, Mên đã tìm cách trốn thoát và lại tiếp tục đánh giặc. Trận đánh nổi tiếng nhất là trận diệt hơn năm mươi chín tên sĩ quan và binh lính ngụy ở sòng bạc Phú Văn.

Nhắn tin cho tác giả

Bùi Văn Bửu @ 22:12 05/01/2014
Số lượt xem: 143